null Khoa Kinh tế số: Hướng tới giáo dục khai phóng và sự đổi mới

content:

     Về mặt triết học: “Khai phóng là khai mở tâm trí và giải phóng tiềm năng. Khai trí giúp ta có cái đầu sáng để có khả năng minh định được đúng-sai, phải-trái, chân-giả, thiện-ác, chính-tà; còn khai tâm giúp ta có trái tim nóng với tình thương yêu và lòng trắc ẩn để thôi thúc ta hành động thiện lương. Khi tâm và trí được khai mở, việc giải phóng hết tiềm năng để thăng hoa trong công việc và cuộc sống sẽ là điều hiển nhiên.”

     Thế giới đang ngày càng thay đổi nhanh chóng, đòi hỏi con người phải có khả năng thích ứng và đáp ứng với những thay đổi đó. Cách tiếp cận giáo dục khai phóng (Liberal Education) thường tập trung vào việc thúc đẩy sự toàn diện của sinh viên thay vì chỉ tập trung vào việc truyền đạt kiến thức thông qua việc nhớ và tái sản xuất thông tin. Giáo dục khai phóng khuyến khích sinh viên tư duy sáng tạo, khám phá, tự học và áp dụng kiến thức vào thực tế.

     Trước đây, giáo dục truyền thống thường xoay quanh việc truyền đạt kiến thức và tập trung vào việc học kiến thức nhưng không đảm bảo rằng sinh viên có thể áp dụng kiến thức đó vào thực tế sau này. Trái lại, mô hình giáo dục khai phóng tập trung vào việc phát triển tư duy độc lập, sáng tạo và nhận thức đa chiều cho sinh viên. Giúp sinh viên nâng cao khả năng TỰ HỌC, TỰ CHỦ trong việc tìm hiểu kiến thức, tự tin tham gia và giải quyết các vấn đề trong xã hội. Qua đó, giáo dục khai phóng giúp sinh viên nhanh chóng nhận ra giá trị của bản thân và phát triển những khía cạnh mạnh mẽ nhất trong họ.

     Với việc nền kinh tế số bùng nổ tại mọi quốc gia dẫn đến nhu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực chất lượng có trình độ chuyên môn và khả năng sáng tạo. Trong bối cảnh đó, giáo dục khai phóng nổi lên như một phương pháp giáo dục tiên tiến trang bị cho người học những kỹ năng cần thiết để thành công trong tương lai nhờ đào tạo theo hướng LIÊN NGÀNH và khuyến khích trải nghiệm thực tế.

         

 

 

 Các hoạt động chuyên môn và hướng nghiệp của khoa Kinh tế số

     Với triết lý đào tạo theo tư tưởng hiện đại của giáo dục khai phóng, mọi chương trình đào tạo tại khoa Kinh tế số sẽ dẫn dắt người học tiếp cận kiến thức từ nhiều lĩnh vực như toán học, thống kê, công nghệ thông tin, kinh tế học, kinh doanh và sáng tạo nghệ thuật. Việc chỉ dẫn để sinh viên có sự hiểu biết toàn diện về MỐI LIÊN KẾT GIỮA CÁC VÙNG TRI THỨC sẽ giúp các em có góc nhìn toàn diện về mọi vấn đề kinh tế - xã hội, qua đó giúp người học tìm ra các giải pháp sáng tạo trước các vấn đề phát sinh trong cuộc sống. Đây là chìa khóa giúp sinh viên khoa Kinh tế số bồi dưỡng sự linh hoạt và có khả năng tự học suốt đời để có thể vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong tương lai.

 

 

Hoạt động ngoại khóa giúp khai mở tiềm năng của sinh viên khoa Kinh tế số

     Câu chuyện thành công của Mark Zuckerberg, nhà sáng lập Facebook là minh chứng rõ ràng cho sức mạnh của giáo dục khai phóng. Hành trình học tập và sự nghiệp của ông cho thấy sự kết hợp hài hòa giữa kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm được bồi dưỡng thông qua chương trình giáo dục khai phóng. Thời trung học, Mark Zuckerberg chọn học tiếng Latin, một môn học tưởng chừng không liên quan đến công nghệ hay kinh doanh. Tuy nhiên, chính việc tiếp cận ngôn ngữ này đã giúp ông rèn luyện tư duy logic, khả năng phân tích và giải quyết vấn đề – những kỹ năng vô cùng quan trọng trong lĩnh vực lập trình và phát triển mạng xã hội. Lên đại học, Mark Zuckerberg theo học ngành Tâm lý học. Nhờ vậy, ông có thể hiểu rõ hơn về hành vi và tâm lý con người, yếu tố then chốt để tạo nên một mạng xã hội thu hút và giữ chân người dùng. Sau khi tốt nghiệp, Mark Zuckerberg không theo đuổi con đường học thuật hay nghiên cứu mà dấn thân vào lĩnh vực kỹ thuật máy tính. Ông đã ứng dụng kiến thức tâm lý và máy tính vào việc phát triển Facebook, tạo nên một nền tảng kết nối con người dựa trên sự thấu hiểu và chia sẻ.

TS. Đàm Thanh Tú