Giới thiệu Khoa Kinh tế

content:

Cán bộ giảng viên Khoa Kinh tế

 

I. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN

Khoa Kinh tế được thành lập theo quyết định số 1099/QĐ-BKHĐT ngày 18 tháng 7 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Khoa Kinh tế thuộc Học viện Chính sách và Phát triển là đơn vị tương đương cấp Phòng trong cơ cấu tổ chức của Học viện. Khoa Kinh tế tiền thân là Khoa Quy hoạch phát triển, là một trong bốn khoa đầu tiên của Học viện. Năm 2016, để phù hợp với nhu cầu thị trường và xu thế hội nhập, Học viện mở chuyên ngành đào tạo mới: chuyên ngành Đầu tư thuộc ngành Kinh tế. Khoa Quy hoạch phát triển cũng đc đổi tên thành Khoa Đầu tư. Năm 2020, Khoa Kinh tế được thành lập trên cơ sở sáp nhập Bộ môn Đầu tư, Bộ môn Đấu thầu, Bộ môn Toán Kinh tế.

         Ngày 12/5/2021, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ký quyết định thành lập Khoa Kinh tế số trên cơ sở nâng cấp Bộ môn Toán Kinh tế. Do đó, hiện nay Khoa Kinh tế gồm Bộ môn Đầu tư và Bộ môn Đấu thầu. Khoa Kinh tế là một trong những khoa lớn, quản lý và đào tạo số lượng sinh viên lớn nhất Học viện Chính sách và Phát triển. Năm 2023, Khoa Kinh tế mở thêm chuyên ngành Kinh tế và quản lý nguồn nhân lực, dự kiến thời gian tới sẽ thành lập Bộ môn Kinh tế nguồn nhân lực.

II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN

Đào tạo trình độ đại học các chuyên ngành được giao; tham gia đào tạo sau đại học các chuyên ngành của Học viện;

Thực hiện các đề tài NCKH các cấp, biên soạn giáo trình và tài liệu học tập phục vụ nhiệm vụ giảng dạy và đào tạo;

Quản lý sinh viên các chuyên ngành được Học viện giao;

Các bộ môn trong khoa: là cơ sở về đào tạo, NCKH chịu sự quản lý hành chính của khoa và chịu trách nhiệm về học thuật trong đào tạo và NCKH thuộc lĩnh vực liên quan đến các môn học/học phần được đảm nhiệm; trực tiếp quản lý nội dung chương trình đào tạo các môn học/học phần theo sự phân công của Học viện.

 

III. CÁN BỘ GIẢNG VIÊN CƠ HỮU TRONG KHOA

STT Họ và Tên Chức vụ Điện thoại liên hệ
I BỘ MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ
1 TS. Nguyễn Thanh Bình Trưởng Khoa,
Phụ trách Bộ môn
0983.835.518
2 TS. Lê Thị Nhung Phó trưởng Bộ môn 0984.576.738
3 ThS. Lê Hồng Minh Giảng viên 0943.477.559
4 ThS. Trần Thị Ninh Giảng viên 0912.582.419
5 ThS. Phạm Thị Hiền Giảng viên 0969.119.024
6 ThS. Nguyễn Bách Điệp Giảng viên 0378.765.992
7 ThS. Nguyễn Minh Hoàng Giảng viên 0836.214.556
II BỘ MÔN ĐẤU THẦU VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN
1 TS. Đỗ Kiến Vọng Phụ trách Bộ môn 0978.459.828
2 TS. Nguyễn Duy Đồng Giảng viên 0966.662.800
3 ThS. Nguyễn Trần Phương Giảng viên 0968.881.294
4 ThS. Tường Thị Lan Anh Trợ lý khoa 0988.389.385

 

 

IV. CHUYÊN NGÀNH GIẢNG DẠY CỦA KHOA

1. CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC

        Nguồn nhân lực đại diện cho những con người trong quốc gia, tổ chức và luôn đóng vai trò trung tâm, quyết định đối với phát triển vì nguồn nhân lực tạo ra đổi mới công nghệ, phương thức quản lý làm tay đổi năng suất lao động. Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng, đào tạo các cử nhân, nhà quản lý nguồn nhân lực có trình độ cao đang rất lớn do nhiều quốc gia, tổ chức chú trọng phát triển nguồn nhân lực làm trung tâm trong chiến lược phát triển.

        Chương trình đào tạo Kinh tế và quản lý nguồn nhân lực của Khoa kinh tế, Học viện Chính sách Phát triển được xây dựng nhằm đào tạo và cung cấp cho xã hội những nhà hoạch định, quản lý, phát triển nguồn nhân lực ở cả cấp độ quốc gia và tổ chức tạo ra những cử nhân quản lý nguồn nhân lực 2 trong 1, có tư duy kinh tế, tư duy quản lý, phương pháp làm việc hiện đại, phù hợp với thời đại chuyển đổi số.

Mục tiêu đào tạo:

Cử nhân tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế và quản lý nguồn nhân lực sẽ được trang bị kiến thức, kỹ năng một cách hệ thống về quản lý và phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ chuyển đổi số. Chương trình Kinh tế và quản lý nguồn nhân lực sẽ cung cấp kiến thức, kỹ năng về kinh tế và quản lý nguồn ở cả cấp độ quốc gia, địa phương và tổ chức gồm: (1) Phương pháp tiếp cận phát triển và quản lý nguồn nhân lực trên bình quốc gia, địa phương và tổ chức (2) Hoạch định chiến lược phát triển nguồn nhân lực (3) Xây dựng kế hoạch quản lý, đánh giá chất lượng nguồn nhân lực (4) Hoạch định kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho người lao động (5) Xây dựng môi trường văn hoá tổ chức, doanh nghiệp thân thiện phù hợp với nguồn lực của tổ chức. Những kiến thức chuyên sâu về kinh tế và quản lý nguồn nhân lực sẽ giúp cử nhân chuyên ngành Kinh tế và quản lý nguồn nhân lực có thể làm việc với vị trí cử nhân, quản lý, lãnh đạo tại các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế.

Cơ hội và triển vọng nghề nghiệp

Chuyên ngành Kinh tế và quản lý nguồn nhân lực được thiết kế đào tạo 2 trong 1, tiếp cận phát triển và quản lý nguồn nhân lực từ góc nhìn kinh tế học và quản lý. Cử nhân tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế và quản lý nguồn nhân lực sẽ lĩnh hội được tư duy quản lý nguồn nhân lực trên góc độ kinh tế học kết hợp với các kiến thức chuyên sâu về quản lý nguồn nhân lực cấp độ doanh nghiệp, tổ chức. Do vậy, cử nhân tốt nghiệp có thể đảm nhiệm các vị trí chuyên viên, cán bộ quản lý, cán bộ lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực cả ở các cơ quan quản lý, hoạch định chiến lược và cấp độ doanh nghiệp, tổ chức kinh tế :

  • Cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội từ cấp trung ương đến địa phương.
  • Các công ty, doanh nghiệp, ngân hàng và các tổ chức kinh tế với các vị trí chuyên viên, quản lý phòng, ban nhân sự.
  • Thực hiện các công việc nghiên cứu, giảng dạy tại các viện nghiên cứu và trường đại học.
  • Tự khởi nghiệp, thành lập, vận hành các tổ chức cung ứng lao động, giới thiệu việc làm, tư vấn phát triển nguồn nhân lực.
  • Cử nhân ngành Kinh tế và quản lý nguồn nhân lực được trang bị kiến thức nền tảng tốt để phát triển lên các vị trí lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế

Xem chương trình đào tạo chi tiết tại đây:

//z-mech.com/bai-giang-bm-dau-tu/-/asset_publisher/khvQiplEU0IO/content/id/1599595

2. CHUYÊN NGÀNH ĐẦU TƯ

Hoạt động đầu tư là một trong những hoạt động khó, đòi hỏi hỏi trình độ chuyên môn và tính chuyên nghiệp cao. Dưới góc độ tổ chức và doanh nghiệp, hoạt động đầu tư đúng hướng có thể thay đổi hiệu quả tài chính của tổ chức, ngược lại đầu tư sai lệch có thể làm suy thoái, mất cân đối tài chính, thậm chí phá sản. Những chuyên gia đầu tư được đào tạo bài bản, có trình độ cao luôn đóng vai trò quan trọng đối với nhiều tổ chức, doanh nghiệp, có cơ hội lớn để làm giàu và tích luỹ tài sản lớn bằng hoạt động đầu tư tự doanh. Dưới góc độ nền kinh tế thì hoạt động đầu tư đúng hướng cũng làm tăng năng suất lao động, mở rộng sản lượng và thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, phát triển cho một ngành, địa phương và quốc gia. Ngược lại, tư duy đầu tư sai lệch, đầu tư thiếu bài bản, lãng phí nguồn lực có thể làm giảm tăng trưởng của ngành, địa phương, làm chậm quá trình phát triển của quốc gia.

        Để đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực đầu tư, chuyên ngành Đầu tư của Khoa kinh tế đào tạo cử nhân Đầu tư có kiến thức, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp chuyên sâu về lĩnh vực đầu tư. Khác với chương trình Kinh tế đầu tư ở các cơ sở đào tạo đại học ở Việt Nam thường tập trung vào hoạt động đầu tư phát triển, chương trình Đầu tư tại Học viện Chính sách và Phát triển đào tạo chuyên sâu cả về đầu tư phát triển và đầu tư tài chính. Do vậy, cơ hội việc làm của cử nhân chuyên ngành Đầu tư rộng mở hơn vì có thể làm việc được ở cấp độ quản lý nhà nước và cấp độ tổ chức, doanh nghiệp.

 

Mục tiêu đào tạo:

Cử nhân tốt nghiệp chuyên ngành Đầu tư sẽ được lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, thái độ vào đạo đức nghề nghiệp để làm việc tốt trong lĩnh vực đầu tư. Chương trình đào tạo cũng nâng cao tính hướng nghiệp bằng các kỳ thực tập, hội thảo, báo cáo chuyên đề với các chuyên gia đầu tư có kinh nghiệm, trình độ cao. Do vậy, cử nhân Đầu tư có thể vận dụng kiến thức đã học nhanh chóng hoà nhập, làm việc tốt trong những môi trường có tính chuyên nghiệp cao. Cử nhân tốt nghiệp chuyên ngành Đầu tư có thể đảm nhiệm các vị trí chuyên viên, cán bộ quản lý, cán bộ lãnh đạo về hoạt động đầu tư tại các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, công ty tài chính, chứng khoán, ngân hàng.

Cơ hội và triển vọng nghề nghiệp

Cử nhân tốt nghiệp chuyên ngành Đầu tư có thể làm việc tại :

- Cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư từ cấp trung ương đến địa phương.

- Các công ty hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực đầu tư, tư vấn đầu tư như các quỹ đầu tư, công ty chứng khoán, công ty tài chính, ngân hàng đầu tư…

- Các doanh nghiệp có triển khai các dự án đầu tư nhằm thực hiện các nghiệp vụ lập dự án, thẩm định dự án và quản trị dự án đầu tư.

- Các ban quản lý dự án của khu vực công và khu vực doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế.

- Các ngân hàng thương mại có thực hiện các nghiệp vụ đầu tư ngoại hối, đầu tư tài chính và thẩm định dự án đầu tư để tài trợ tín dụng.

- Thực hiện các công việc nghiên cứu, giảng dạy tại các viện nghiên cứu và trường đại học.

Xem chương trình đào tạo chi tiết tại đây:

//z-mech.com/bai-giang-bm-dau-tu/-/asset_publisher/khvQiplEU0IO/content/id/1599536

3. CHUYÊN NGÀNH ĐẤU THẦU VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN

           Chuyên ngành Đấu thầu và Quản lý dự án thuộc ngành kinh tế, do Khoa Kinh tế, Học viện Chính sách và Phát triển phụ trách quản lý. Hiện nay ở Việt Nam, Học viện Chính sách và Phát triển là cơ sở duy nhất đào tạo sinh viên hệ chính quy chuyên ngành đấu thầu và quản lý dự án. Đến nay, Học viện đã tổ chức đào tạo đối với 08 khóa sinh viên (với hơn 500 sinh viên), trong đó có 05 khóa sinh viên đã tốt nghiệp ra trường (186 sinh viên đã tốt nghiệp). Đội ngũ cán bộ, giảng viên tham gia giảng dạy có trình độ chuyên môn cao, hầu hết các giảng viên đạt trình độ tiến sĩ, giàu kinh nghiệm cả về lý luận và thực tiễn, tâm huyết với nghề và với sự nghiệp đào tạo sinh viên. Ngoài ra, Học viện còn mời các chuyên gia của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Lãnh đạo các cơ quan; Giám đốc các doanh nghiệp tham gia giảng dạy, nói chuyện chuyên đề, chia sẻ kinh nghiệm đối với sinh viên.

           Chuyên ngành đấu thầu và quản lý dự là là chương trình đào tạo uy tín, duy nhất chỉ có ở Học viện Chính sách và Phát triển gắn với chức năng quản lý nhà nước về đấu thầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

            Sinh viên nắm vững kiến thức, kỹ năng và tự tin thực hành các nghiệp vụ đấu thầu qua mạng ở Việt Nam. Đặc biệt, trong quá trình học sinh viên được đi thực tế tại các cơ quan, doanh nghiệp và tại Trung tâm Đấu thầu qua mạng quốc gia để thực hành các kiến thức, kỹ năng và nghiệp vụ đấu thầu qua mạng.

 

Mục tiêu đào tạo:

Đào tạo cử nhân chuyên ngành Đấu thầu và Quản lý dự án có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, có trách nhiệm với xã hội; nắm vững kiến thức cơ bản về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh; có kiến thức chuyên sâu về kinh tế đấu thầu và quản lý dự án; có tư duy nghiên cứu độc lập, có năng lực tự bổ sung kiến thức và tiếp tục học tập nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu của công việc.

 

           Cơ hội và triển vọng nghề nghiệp

Cơ hội việc làm rộng mở ở nhiều cơ quan, đơn vị, các Bộ ngành, doanh nghiệp ở cả khu vực nhà nước và khu vực tư nhân. Nhiều cựu sinh viên hiện đang công tác tại các cơ quan như: Sở Kế hoạch và Đầu tư; Ban quản lý dự án, các doanh nghiệp, các Bộ ngành và địa phương.

- Tỷ lệ việc làm sau 12 tháng tốt nghiệp chiếm tỷ lệ 98%

- Tỷ lệ sinh viên có việc làm đúng với chuyên ngành đào tạo chiếm tỷ lệ 89%

     Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành có khả năng làm việc tại các vị trí sau:

- Chuyên viên quản lý dự án đầu tư công tại các cơ quan trung ương như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ... ở cấp tỉnh, thành phố như: Sở Kế hoạch và Đầu tư; Thanh tra Nhà nước cấp tỉnh...hoặc ở cấp quận, huyện như: Phòng Tài chính - Kế hoạch... với công việc là giám sát, kiểm tra công tác đấu thầu nhà thầu tại các đơn vị có sử dụng vốn nhà nước theo phạm vi phân cấp.

- Chuyên viên đấu thầu tại các cơ quan sử dụng ngân sách từ trung ướng đến địa phương; Các doanh nghiệp nhà nước; các doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong các lĩnh vực xây dựng cơ bản, doanh nghiệp mua sắm hàng hóa, dịch vụ, các nhà thầu trong nước và quốc tế.

- Nghiên cứu viên và Giảng viên tại các tổ chức quốc tế; các trường đại học, cao đẳng.

- Chuyên viên quản lý dự án tại các tập đoàn; các công ty tư vấn; các Ban quản lý dự án từ trung ương đến địa phương.

Xem chương trình đào tạo chi tiết tại đây:

//z-mech.com/cac-chuong-trinh-dao-tao10/-/asset_publisher/e04XxYYnEhO0/content/id/1610736

V. HOẠT ĐỘNG THỰC TẾ VÀ TRẢI NGHIỆM CƠ HỘI VIỆC LÀM

      Trong quá trình học tập tại Học viện, sinh viên được tham gia các hoạt động thực tế tại doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, tài chính, đấu thầu, quản lý dự án.

       Khoa Kinh tế thường xuyên tổ chức các Hội thảo nghề nghiệp, nói chuyện chuyên đề với sự tham gia của các chuyên gia, nhà tuyển dụng và các giảng viên nhiều kinh nghiệm.

        Đối với sinh viên năm 3 và sinh viên năm cuối, Khoa tổ chức các hoạt động để sinh viên được đi giao lưu thực tiễn tại các Bộ ngành, Ban quản lý dự án, các công ty chứng khoán, ngân hàng, các doanh nghiệp để sinh viên sớm được định hướng trước khi tốt nghiệp, cũng như tăng cường cơ hội việc làm sau tốt nghiệp.

VI. HOẠT ĐỘNG PHONG TRÀO ĐỐI VỚI SINH VIÊN

       Hàng năm, Bộ môn và Ban chấp hành liên chi đoàn Khoa, Chi đoàn thanh niên của Bộ môn tổ chức các hoạt động phong trào: chào tân sinh viên đầu khóa; tổ chức giải thể thao, chương trình dã ngoại thực tế, chương trình văn nghệ; Phong trào nghiên cứu khoa học; CLB sinh viên và nhiều hoạt động, phong trào sinh viên bổ ích khác

                   Sinh viên Khoa Kinh tế trong hội nghị công tác nghiên cứu khoa học sinh viên

                     Sinh viên Khoa Kinh tế tham gia các hoạt động câu lạc bộ chuyên ngành

           Sinh viên Khoa Kinh tế đạt giải Nhì- Hội diễn Văn nghệ chào mừng 15 năm thành lập Trường

         Sinh viên Khoa Kinh tế đạt giải Ba chương trình Sắc màu APD do Đoàn thanh niên tổ chức

                Thầy cô và sinh viên Khoa Kinh tế với chương trình "Chuyến thăm mùa quân sự"

                      Thầy cô và sinh viên tham gia Chương trình "Ngày hội Giáng sinh"

VII. TÌNH HÌNH TUYỂN SINH MỘT SỐ NĂM GẦN ĐÂY

  • Mã ngành tuyển sinh: 7310101
  • Phương thức xét tuyển đa dạng gồm: Tuyển thẳng; Xét tuyển riêng: xét học bạ, xét tuyển dựa trên kết quả bài đánh giá năng lực, xét tuyển kết hợp chứng chỉ tiếng anh; Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT
  • Các tổ hợp xét tuyển gồm:

1/ Toán, Vật lý, Hóa học

2/ Toán, Vật lý, Tiếng Anh

3/ Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh

4/ Toán, Vật lý, Ngữ văn

    * Vùng tuyển sinh: Toàn quốc

Chuyên ngành Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2024
Số lượng Điểm chuẩn Số lượng Điểm chuẩn Số lượng Điểm chuẩn
Đầu tư 157 24,95 173 24,2 111 24,4 120
Đấu thầu & Quản lý dự án 66 24,95 83 24,2 50 24,4 70
Kinh tế & Quản lý nguồn nhân lực         91 24,4 110
Tổng số 223   256   252   300

 

----------------------------------
Thông tin liên hệ: KHOA KINH TẾ - HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

P902, Tòa nhà A, Khu đô thị Nam An Khánh – An Thượng, Hoài Đức, Hà Nội
Hotline/Zalo: Thầy Nguyễn Thanh Bình: 0983 835 518     

Cô Lê Thị Nhung: 0978459828

Website:

Facebook: