- content:
-
1. GIỚI THIỆU CHUNG
Bộ môn Đầu tư tiền thân là Khoa Quy hoạch phát triển, là một trong bốn khoa đầu tiên của Học viện. Năm 2016, để phù hợp với nhu cầu thị trường và xu thế hội nhập, Học viện mở chuyên ngành đào tạo mới: chuyên ngành Đầu tư thuộc ngành Kinh tế. Khoa Quy hoạch phát triển được đổi tên thành Khoa Đầu tư và đảm nhiệm giảng dạy chuyên ngành Đầu tư và chuyên ngành Quy hoạch phát triển. Năm 2020, Khoa Kinh tế được thành lập với 3 bộ môn lớn: Bộ môn Đầu tư, Bộ môn Đấu thầu, Bộ môn Toán Kinh tế. Năm 2023, Khoa Kinh tế mở thêm chuyên ngành Kinh tế và quản lý nguồn nhân lực do Bộ môn Đầu tư phụ trách, dự kiến thời gian tới sẽ thành lập riêng Bộ môn Kinh tế nguồn nhân lực. Hiện nay, Bộ môn Đầu tư là một trong những bộ môn lớn, quản lý và đào tạo số lượng sinh viên lớn nhất Học viện Chính sách và Phát triển.
(Thầy cô và sinh viên Bộ môn Đầu tư)
Đến nay, Bộ môn Đầu tư đã tổ chức đào tạo đối với 13 khóa sinh viên (với hơn 1300 sinh viên), trong đó có 06 khóa sinh viên chuyên ngành Quy hoạch phát triển đã tốt nghiệp ra trường (240 sinh viên); 4 khóa sinh viên chuyên ngành Đầu tư đã tốt nghiệp ra trường (420 sinh viên).
Sinh viên của Bộ môn có tỷ lệ việc làm sau 12 tháng tốt nghiệp chiếm tỷ lệ 98%; đặc biệt trong đó nhiều sinh viên giỏi và xuất sắc được tuyển dụng vào làm việc tại các Công ty chứng khoán hang đầu, công tác tại các cơ quan nhà nước như: Sở Kế hoạch và Đầu tư; Ban quản lý dự án…của các cơ quan thuộc các Bộ ngành và địa phương. Tỷ lệ sinh viên có việc làm đúng với chuyên ngành đào tạo chiếm tỷ lệ 83%.
Xuất phát từ chính nhu cầu của thị trường, xu hướng hội nhập quốc tế và chuyên nghiệp, hiện đại hóa hoạt động đầu tư, tài chính, kinh doanh, Học viện Chính sách và Phát triển định hướng đào tạo và cung cấp cho thị trường những chuyên gia đầu tư, quản lý tài chính có chuyên môn nghiệp vụ cao, có đạo đức nghề nghiệp tốt để đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội, cho đất nước trong thời gian tới.
2. ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN CỦA BỘ MÔNBộ môn Đầu tư có đội ngũ cán bộ, giảng viên có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm cả về lý luận và thực tiễn, tâm huyết với nghề và với sự nghiệp đào tạo sinh viên. Thầy/Cô giảng viên của Bộ môn luôn trách nhiệm, thân thiện và tận tình hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tập, rèn luyện, tạo môi trường học tập văn minh, thân thiện, lấy người học làm trung tâm.
TS. NGUYỄN THANH BÌNH - Trưởng khoa Kinh tế - Phụ trách Bộ môn Đầu tư
TS. LÊ THỊ NHUNG - PHÓ TRƯỞNG BỘ MÔN ĐẦU TƯ
THS. TRẦN THỊ NINH - GIẢNG VIÊN BỘ MÔN ĐẦU TƯ
THS. LÊ HỒNG MINH - GIẢNG VIÊN BỘ MÔN ĐẦU TƯ
THS. PHẠM THỊ HIỀN - GIẢNG VIÊN BỘ MÔN ĐẦU TƯ
THS. NGUYỄN BÁCH ĐIỆP - GIẢNG VIÊN BỘ MÔN ĐẦU TƯ
Đặc biệt, Bộ môn Đầu tư còn thường xuyên mời các chuyên gia, quản lý doanh nghiệp đến nói chuyện, chia sẻ, cung cấp cho sinh viên các kiến thức thực tiễn nhất, những kinh nghiệm quý báu nhất.
3. CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP ĐỐI VỚI SINH VIÊN
Sinh viên chuyên ngành Đầu tư được đào tạo bài bản cả về lý thuyết và thực tiễn về hoạt động đầu tư phát triển và đầu tư tài chính. Sinh viên chuyên ngành Đầu tư có khả năng làm việc tại:
- - Các công ty hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, tư vấn đầu tư như các quỹ đầu tư, công ty chứng khoán, công ty tài chính, ngân hàng đầu tư,…
- - Đảm nhiệm các vị trí chuyên viên chính, lãnh đạo các phòng, ban đầu tư tại các tập đoàn để thực hiện các nhiệm vụ đầu tư, mua bán sáp nhập doanh nghiệp, đầu tư phát triển, các tổ chức đầu tư tài chính chuyên nghiệp.
- - Các doanh nghiệp ở tất cả các ngành nghề có triển khai các dự án đầu tư nhằm thực hiện các nghiệp vụ lập dự án, thẩm định dự án và quản trị dự án đầu tư.
- - Các ban quản lý dự án của khu vực công và khu vực doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế. Cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư từ cấp trung ương đến địa phương.
- - Thực hiện các cộng việc nghiên cứu, giảng dạy tại các viện nghiên cứu và trường đại học
-
Sinh viên chuyên ngành Kinh tế & quản lý nguồn nhân lực lĩnh hội được tư duy quản lý nguồn nhân lực trên góc độ kinh tế học kết hợp với các kiến thức chuyên sâu về quản lý nguồn nhân lực cấp độ doanh nghiệp, tổ chức. Sinh viên chuyên ngành Kinh tế & quản lý nguồn nhân lực có khả năng làm việc tại:
(1) Cơ quan quản lý hành chính nhà nước, tổ chức đoàn thể, xã hội từ cấp trung ương đến địa phương.
(2) Các công ty, doanh nghiệp, ngân hàng và các tổ chức kinh tế với các vị trí chuyên viên, quản lý phòng, ban nhân sự.
(3) Thực hiện các công việc nghiên cứu, giảng dạy tại các viện nghiên cứu và trường đại học về kinh tế và quản lý.
(4) Tự khởi nghiệp, thành lập, vận hành các tổ chức cung ứng lao động, giới thiệu việc làm, tư vấn phát triển nguồn nhân lực.
(5) Cử nhân ngành Kinh tế và quản lý nguồn nhân lực được trang bị kiến thức nền tảng tốt để phát triển lên các vị trí lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế
4. HOẠT ĐỘNG THỰC TẾ VÀ TRẢI NGHIỆM CƠ HỘI VIỆC LÀM ĐỐI VỚI SINH VIÊN
Trong quá trình học tập tại Học viện, sinh viên được tham gia các hoạt động thực tế tại doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, tài chính;
Sinh viên tham gia các câu lạc bộ về đầu tư, câu lạc bộ chứng khoán, câu lạc bộ về quản lý nhân lực từ năm thứ nhất, qua đó được trải nghiệm và tích lũy về kiến thức chuyên ngành cũng như kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn;
Bộ môn thường xuyên tổ chức các Hội thảo nghề nghiệp, nói chuyện chuyên đề với sự tham gia của các chuyên gia, nhà tuyển dụng và các giảng viên nhiều kinh nghiệm;
Từ năm thứ hai trở đi sinh viên được Thầy/Cô và Bộ môn giới thiệu đi kiến tập, thực tập tại các cơ quan, đơn vị uy tín, có lĩnh vực hoạt động phù hợp với chuyên ngành học;
Đặc biệt, đối với sinh viên năm 3 và sinh viên năm cuối, Bộ môn tổ chức các hoạt động để sinh viên được đi giao lưu thực tiễn tại các Bộ ngành, Ban quản lý dự án, các công ty chứng khoán, ngân hàng, các doanh nghiệp để sinh viên sớm được định hướng trước khi tốt nghiệp, cũng như tăng cường cơ hội việc làm sau tốt nghiệp.
5. HOẠT ĐỘNG PHONG TRÀO ĐỐI VỚI SINH VIÊN
Ngoài việc tập trung đào tạo mạnh về chuyên môn, nghiệp vụ, Bộ môn Đầu tư còn tăng cường tổ chức các hoạt động phong trào đối với sinh viên, qua đó tạo môi trường rèn luyện, gắn kết sinh viên, giúp sinh viên được hoàn thiện một cách toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần;
Hàng năm, Bộ môn và Ban chấp hành liên chi đoàn Khoa, Chi đoàn thanh niên của Bộ môn tổ chức các hoạt động phong trào: chào tân sinh viên đầu khóa; tổ chức giải thể thao, chương trình dã ngoại thực tế, chương trình văn nghệ; Phong trào nghiên cứu khoa học; CLB sinh viên và nhiều hoạt động, phong trào sinh viên bổ ích khác;
Bộ môn xây dựng văn hóa vì người học, luôn nắng nghe, tiếp thu và tạo môi trường học tập, rèn luyện tốt nhất đối với sinh viên.
6. CÂU LẠC BỘ NHÀ ĐẦU TƯ TRẺ (AYIC)
Câu lạc bộ Nhà đầu tư trẻ thành lập với mục đích tổ chức, hỗ trợ sinh viên được thực hành với các chuyên gia thông qua các buổi sinh hoạt, nói chuyên chuyên đề, giúp sinh viên có kiến thức thực tế, định hướng nghề nghiệp.
Câu lạc bộ AYIC là sân chơi trí tuệ và bổ ích của sinh viên chuyên ngành Đầu tư và ngày càng phát triển với các hoạt động sôi nổi.
7. TÌNH HÌNH TUYỂN SINH MỘT SỐ NĂM GẦN ĐÂY
Mã ngành tuyển sinh: 7310101 Phương pháp xét tuyển đa dạng gồm: Tuyển thẳng; Xét tuyển riêng: xét học bạ, xét tuyển dựa trên kết quả bài đánh giá năng lực, xét tuyển kết hợp chứng chỉ tiếng anh; Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT Các tổ hợp xét tuyển gồm:
1/ Toán, Vật lý, Hóa học
2/ Toán, Vật lý, Tiếng Anh
3/ Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh
4/ Toán, Vật lý, Ngữ văn
Vùng tuyển sinh: Toàn quốc - Kết quả tuyển sinh một số năm gần đây của Bộ môn như sau:
-
Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2024 Số lượng Điểm chuẩn Số lượng Điểm chuẩn Số lượng Điểm chuẩn 157 24,95 173 24,2 111 24,4 120 Thông tin liên hệ: Bộ môn Đầu tư, Học viện Chính sách và Phát triển.
Phòng 902 Nhà A, Khu đô thị Nam An Khánh, xã An Thượng, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội
Facebook: //www.facebook.com/dautuapd
Hotline: 0983.835.518 (thầy Bình)
Chuyên ngành Đầu tư - Cô Nhung (0984.576.738)
Chuyên ngành Kinh tế và quản lý nguồn nhân lực - Cô Ninh (0912.582.419)
-