Giới thiệu khoa kinh tế quốc tế

1.   GIỚI THIỆU CHUNG 

         Năm 2010, Khoa Kinh tế quốc tế được thành lập theo quyết định của Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển với tên gọi Khoa Kinh tế đối ngoại. Đến năm 2018, Khoa Kinh tế đối ngoại được đổi tên thành khoa Kinh tế quốc tế. Khoa được giao nhiệm vụ triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo ngành Kinh tế quốc tế gồm hai chuyên ngành là chuyên ngành Kinh tế đối ngoại và chuyên ngành Thương mại quốc tế và Logistics.

2.   TỔNG QUAN VỀ NGÀNH

         Tại Học viện Chính sách và Phát triển, sinh viên ngành Kinh tế quốc tế sẽ được trang bị kiến thức nền tảng vững chắc về kinh tế quốc tế, thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế, xuất- nhập khẩu, kỹ năng giao tiếp và đàm phán quốc tế, cùng nghiệp vụ về thanh toán quốc tế, bảo hiểm ngoại thương, vận tải và logistics, quản trị chuỗi cung ứng, đặc điểm phát triển kinh tế thế giới trong xu hướng toàn cầu hóa, những vấn đề về hội nhập kinh tế quốc tế tại Việt Nam.

         Với lợi thế  là một trường đại học trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sinh viên Học viện Chính sách và Phát triển có cơ hội học tập trong môi trường có đầy đủ trang thiết bị hiện đại, đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm thực tiễn tốt nghiệp từ các trường hàng đầu thuộc khối kinh tế trong và ngoài nước, đồng thời có đội ngũ giảng viên thỉnh giảng là cán bộ có kinh nghiệm công tác. Ngoài ra, sinh viên được gặp gỡ, nghe nói chuyện chuyên đề và trao đổi với các nhà hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách thương mại quốc tế, doanh nghiệp và đầu tư nước ngoài đến từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương và các chuyên gia đến từ Ngân hàng Thế giới (WB), Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA), Cơ quan Phát triển Hoa Kỳ (USAID)… Ngoài ra, sinh viên cũng sẽ được tham gia trải nghiệm thực tế trong kỳ thực tập tại các cơ quan của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sở Kế hoạch và Đầu tư, các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài giúp sinh viên có thể tự tin làm việc trong các cơ quan Chính phủ, phi Chính phủ và doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh quốc tế ngay sau khi tốt nghiệp.

3. MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN

Chương trình đào tạo tại Học viện Chính sách và Phát triển nói chung, khoa Kinh tế quốc tế nói riêng luôn gắn với thực tiễn đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng. Hơn nữa, với đội ngũ giảng viên có nhiều kinh nghiệm thực tiễn làm việc tại các cơ quan Chính phủ như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổ chức phi Chính Phủ, doanh nghiệp, các bài giảng luôn được cập nhật các chính sách về kinh tế vĩ mô, kinh tế quốc tế và thực tiễn hoạt động tại các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Khoa Kinh tế quốc tế thường xuyên tổ chức các chuyến thăm quan tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan nhà nước như Sở kế hoạch & Đầu tư, Sở Công Thương, Ban quản lý các KCN, cảng biển & logistics tại các địa phương, giúp sinh viên tự tin tìm việc sau khi tốt nghiệp. Ngoài ra, Học viện Chính sách và Phát triển cũng là ngôi trường có một môi trường học tập, thân thiện, năng động, không chỉ giúp sinh viên vững vàng về kiến thức chuyên ngành, ngoại ngữ mà còn hoàn thiện về kỹ năng mềm như kỹ năng tổ chức, thuyết trình, làm việc nhóm, phát huy sự sáng tạo. Tại Học viện cũng có những điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, cơ hội học tập trong một môi trường thoải mái, công bằng, luôn đánh giá cao và khen thưởng xứng đáng cho sinh viên có thành tích tốt.

Các bạn sinh viên mới sẽ nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị sinh viên các khóa trước, được kết nối, chia sẻ từ chỗ ở, kinh nghiệm học tập, thi cử....  và  được sống trong ‘gia đình khoa Kinh tế quốc tế’ gần gũi và đầm ấm.

4. KẾT QUẢ ĐÀO TẠO CỦA KHOA

Đến nay, Khoa Kinh tế quốc tế đã có 8 khóa ra trường với hơn 1.000 sinh viên ra trường. Tỷ lệ sinh viên ra trường có việc sau khi ra trường sau một năm tốt nghiệp đạt trên 90%, số sinh viên làm đúng chuyên ngành đạt gần 80%.

Một số đơn vị và công ty tiêu biểu: Bộ Tài Chính, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sở Kế hoạch & Đầu tư các tỉnh, Công ty Panasonic Việt Nam, Công ty Samsung Việt Nam, Công ty UPS Việt Nam, Công ty Cổ phần Đá Thạch Anh Cao cấp (VCS), DB Schenker Vietnam, Korchina Logistics Vietnam...

5.   CÁN BỘ GIẢNG VIÊN

5.1.  Cán bộ giảng viên cơ hữu

 

5.2.  Giảng viên thỉnh giảng và hợp tác đào tạo

STT

Họ và Tên

Học hàm – Học vị

Cơ quan công tác

Vị trí công tác

1

Đỗ Đức Bình

GS.TS

Đại học Kinh tế quốc dân

Hội đồng GS KTQD

2

Ngô Thị Tuyết Mai

PGS, TS

Đại học Kinh tế quốc dân

Trưởng Bộ Môn KTQT

3

Nguyễn Thị Thúy Hồng

Tiến sĩ

Đại học Kinh tế quốc dân

 

4

Nguyễn Tiến Long

PGS, TS.

Giảng viên Khoa Kinh tế, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

 

5

Trần Quang Thắng

Tiến sĩ

Phó Trưởng Khoa tài chính – ngân hàng, Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội

 

6

Nguyễn Thị Quy

PGS, TS

Đại học Ngoại thương

 

7

Nguyễn Hoàng Ánh

PGS, TS

Đại học Ngoại thương

 

8

Đào Xuân Thủy

Thạc sỹ

Đại học Ngoại thương

 

9

Trần Thị Hồng Minh

Tiến sĩ

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

Viện trưởng

10

Nguyễn Thái Nhạn

Tiến sĩ

Nguyên Trưởng bộ môn Luật kinh tế - APD – Giảng viên khoa Luật  - Đại học Mở

 

11

Đào Thanh Hương

Tiến sĩ

Vụ kinh tế dịch vụ - Bộ KH&ĐT

Phó Vụ trưởng

12

Đào Hồng Quyên

Tiến sĩ

Nguyên giảng viên khoa KTQT - APD

 

13

Bùi Quý Thuấn

Tiến sĩ

Nguyên giảng viên khoa KTQT - APD


5.3. Các chuyên gia thực tiễn tham gia giảng dạy, hợp tác đào tạo.

STT

Họ và tên

Học hàm-Học vị

Cơ quan công tác

Vị trí công tác

1

Đỗ Nhất Hoàng

Tiến sĩ

Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế Hoach và Đầu tư

Cục trưởng

2

Nguyễn Anh Tuấn

Tiến sĩ

 Nguyên Tổng biên tập Báo Đầu tư, Phó chủ tịch Hiệp hội Đầu tư nước ngoài

 

3

Hoàng Viết Khang

Tiến sĩ

Vụ Kinh tế đối ngoại

 

4

Nguyễn Thanh Bình

Thạc sỹ

Tổng công ty vận tải Vinalines

 

5

Đỗ Văn Sử

Thạc sỹ

Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ KH và ĐT

Phó cục trưởng

6

Trần Thị Hồng Minh

Tiến sĩ

Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương

Viện trưởng

7

Lương Văn Khôi

Tiến sĩ

Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia

Phó giám đốc

8

Nguyễn Quang Hiện

Tiến sĩ

Tổng công ty bảo hiểm quân đội

Tổng giám đốc

9

Nguyễn Thị Thu Hằng

Thạc sĩ

Ngân hàng Tiên Phong Bank

Trưởng phòng tài trợ thương mại

10

Nguyễn Thái Hà

Thạc sĩ

Ngân hàng TMCP quân đội

Trưởng phòng chuyển tiền quốc tế

11

Phạm Mạnh Cường

 

Bộ Kế Hoạch đầu tư

 

12

Roy Young Guk

 

Chuyên gia KOICA

 

13

Park Jae Ho

 

Chuyên gia KOICA

 

 

5.4. Lý lịch khoa học giảng viên cơ hữu

- GV TS Bùi Thúy Vân tải tại đây

- GV ThS Phạm Huyền Trang

- GV ThS Phạm Thị Quỳnh Liên

- GV ThS Phan Thị Thanh Huyền

- GV Ths Đặng Thị Kim Dung 

- GV ThS Lê Xuân Trường tải tại đây

- GV ThS Nguyễn Việt Hưng tải tại đây

6. SÁCH, GIÁO TRÌNH VÀ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Sách, giáo trình và các ấn phẩm khác đã công bố

 

STT

Sách, giáo trình

Chủ biên

Loại ấn phẩm

Hiện trạng và năm xuất bản

1

Giáo trình Kinh tế quốc tế

 

PGS, TS. Đào Văn Hùng

TS. Bùi Thúy Vân

Giáo trình xuất bản

Đã xuất bản, 2015

2

Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu

TS. Bùi Thúy Vân

Giáo trình nội bộ

 Xuất bản nội bộ, 2015

3

Đầu tư quốc tế

TS. Bùi Thúy Vân

Giáo trình nội bộ

Xuất bản nội bộ, 2015.

 

Các đề tài, dự án, nhiệm vụ đã chủ trì hoặc tham gia

STT

Tên đề tài, dự án

Thời gian thực hiện

Tình trạng đề tài

Cấp quản lý

Đơn vị phối hợp

1

Đề án “Nghiên cứu về những thách thức, thuận lợi trong thu hút đầu tư nước ngoài và sự chuẩn bị của Việt Nam khi gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015”

6/2015 - 12/2015

Đã nghiệm thu loại xuất sắc

Cấp Bộ

Cục Đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư

2

Đề án "Giải pháp hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo chuyên ngành Kinh tế đối ngoại nhằm đáo ứng nhu cầu thị trường lao động trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế”

6/2015 - 12/2015

Đã nghiệm thu loại tốt

Cấp cơ sở

 

3

Đề án “Mở mã ngành đào tạo thạc sỹ Kinh tế quốc tế tại Học viện Chính sách và Phát triển”

6/2015 - 12/2015

Đã nghiệm thu loại tốt

Cấp cơ sở

 

4

Đề án “Thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhằm cải thiện giá trị gia tăng hàng xuất khẩu của Việt Nam trong điều kiện gia nhập các hiệp định thương mại thế hệ mới”

 7/2016 – 12/2016

Đã nghiệm thu loại tốt

 

Cục Đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư

5

Đề án “Brexit - Tác động tới xu hướng đầu tư ra nước ngoài của một số đối tác châu Âu chủ yếu và tác động tới Việt Nam”

4/2017 - 12/2017

Đã nghiệm thu loại tốt

Cấp Bộ

 

6

Đề án “Nghiên cứu thực trạng và xu hướng đầu tư của một số nước trước bối cảnh mới phát sinh của Hiệp định TPP: Các khuyến nghị chính sách xúc tiến đầu tư nước ngoài cho Việt Nam”

4/2017 - 12/2017

Đã nghiệm thu loại tốt

Cấp Bộ

 

7

Đề án “Nghiên cứu các giải pháp đột phá nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các đối tác chiến lược thuộc khu vực Châu Âu và Hoa Kỳ trong bối cảnh nền kinh tế số hóa và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”

4/2018 - 12/2018

Đã nghiệm thu loại tốt

Cấp Bộ

 

7.  ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ

Khoa Kinh tế quốc tế

Tầng 2, tòa nhà Giảng đường C

Học viện Chính sách và Phát triển, KĐT Nam An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội

Tel: (84 – 24) 399 65458

Fax: (84 – 24) 3556 2392

Email: [email protected]