null Giới thiệu khoa Kinh tế Quốc tế - Chuyên nghành Kinh tế Đối ngoại.

content:

Ngành đào tạo:             KINH TẾ QUỐC TẾ

Mã số:                            7310106

Chuyên ngành:              KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

Link website:                 //z-mech.com/khoa-kinh-te-quoc-te

Liên hệ:                          Khoa Kinh tế Quốc tế,

                                        tầng 10 phòng 1002 - Nhà hiệu bộ.                      

Facebook:                     

Vui lòng xem nội dung chương trình đào tạo đầy đủ ở đây

1. Mục tiêu

Chương trình đào tạo cử nhân ngành Kinh tế Quốc tế, chuyên ngành Kinh tế Đối ngoại cung cấp nguồn nhân lực có kiến thức cơ bản về kinh tế xã hội, nắm vững kiến thức chuyên môn sâu về kinh tế quốc tế, có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, có kỹ năng thực hành tốt để có thể thực hiện công việc một cách khoa học, cơ bản biết đổi mới sáng tạo và có hiệu quả trong lĩnh vực kinh tế quốc tế và các lĩnh vực khác có liên quan.

2. Mục tiêu cụ thể

Chương trình đào tạo cử nhân ngành Kinh tế Quốc tế, chuyên ngành Kinh tế Đối ngoại được thiết kế đảm bảo sinh viên tốt nghiệp:

2.1. Về kiến thức:

  • - Có kiến thức và hiểu biết cơ bản về chính trị, kinh tế - xã hội, khả năng vận dụng để phân tích, đánh giá và nhìn nhận các vấn đề thực tiễn kinh tế - xã hội của Việt Nam.
  • - Nắm vững kiến thức nền tảng về kinh tế quốc tế, bao gồm thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, kinh doanh và marketing quốc tế, tài chính quốc tế, luật kinh tế quốc tế, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế cũng như các tác động của nó ở cả hai cấp độ vi mô và vĩ mô.
  • - Có khả năng vận dụng các hiểu biết chuyên môn kết hợp với phương pháp phân tích sử dụng các công cụ toán học, thống kê kinh tế, phương pháp luận để phân tích và đánh giá các vấn đề liên quan đến lĩnh vực kinh tế quốc tế.
  • - Nắm vững và có khả năng vận dụng các kiến thức chuyên ngành kinh tế đối ngoại để phân tích các vấn đề thực tiễn, đề xuất chính sách cơ bản tham gia vào hoạt động quản lý trong các lĩnh vực liên quan đến kinh tế đối ngoại của quốc gia với các nước trong khu vực, và các tổ chức kinh tế - tài chính toàn cầu, cũng như lập kế hoạch, điều phối các hoạt động của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh quốc tế.
  • - Có năng lực thực hành tốt và các kỹ năng cần thiết cho công việc như ngoại ngữ, tin học, phối hợp làm việc nhóm, quản lý thời gian… thích ứng với các vị trí công việc khác nhau trong tương lai; đồng thời có khả năng tư duy độc lập và năng lực tự tìm kiếm, bổ sung kiến thức theo yêu cầu của công việc, cũng như khả năng nghiên cứu độc lập để tiếp tục theo đuổi các bậc học cao hơn.
  • - Có đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp, tinh thần chủ động sáng tạo, nhiệt tình, có ý thức tổ chức kỷ luật và năng lực hợp tác trong thực hiện và tự chịu trách nhiệm về các nhiệm vụ được giao; có phẩm chất chính trị; tuân thủ quy định pháp luật của Nhà nước.

2.2.  Trình độ ngoại ngữ và tin học

  • Đạt trình độ về ngoại ngữ: Theo chuẩn đầu ra của Học viện Chính sách và Phát triển. Có khả năng nghe, nói, đọc, viết Tiếng Anh trình độ tương đương bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
  • Đạt trình độ tin học: Chứng chỉ tin học quốc tế IC3 (Internet and Computing Core Certification) hoặc MOS (Microsoft Office Specialist), sử dụng tin học một cách hiệu quả để truyền đạt thông tin và giải quyết vấn đề trong thực tiễn.

2.3. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

2.4. Vị trí và nơi làm việc sau khi tốt nghiệp

Cử nhân chuyên ngành Kinh tế Đối ngoại khi tốt nghiệp đạt chuẩn về trình độ ngoại ngữ và tin học theo công bố chung về chuẩn đầu ra của Học viện Chính sách và Phát triển và có thể đảm nhiệm nhiều vị trí công việc khác nhau:

Nhóm 1 - Chuyên viên tư vấn, phân tích chính sách về kinh tế quốc tế: Có đủ năng lực làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội từ trung ương đến địa phương; có thể đảm nhận các công việc cụ thể: phân tích thực trạng, đánh giá tác động của các hoạt động đầu tư quốc tế, thương mại quốc tế, tài chính quốc tế.

Nhóm 2 - Cán bộ dự án: Có đủ năng lực làm việc tại các dự án phát triển, các tổ chức quốc tế liên quan đến lĩnh vực kinh tế đối ngoại;

Nhóm 3 - Nghiên cứu viên và giảng viên: Có khả năng nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở nghiên cứu; có thể đảm nhận được các công việc cụ thể: giảng dạy các môn liên quan đến Kinh tế học, Kinh tế quốc tế; nghiên cứu, tư vấn về đầu tư quốc tế, thương mại quốc tế, tài chính quốc tế…; triển vọng trong tương lai có thể trở thành các chuyên gia nghiên cứu, giảng viên và cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục đào tạo và cơ sở nghiên cứu.

Nhóm 4 - Nhân viên trong khu vực doanh nghiệp: Có khả năng làm việc tại bộ phận kinh doanh xuất nhập khẩu, đối ngoại, marketing… của các doanh nghiệp nội địa có giao dịch với các đối tác nước ngoài, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, các khu công nghiệp…

 

Một số hoạt động tiêu biểu của khoa Kinh tế Quốc tế

Chuyên ngành Kinh tế đối ngoại thời gian gần đây