null KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG TỔ CHỨC THÀNH CÔNG TOẠ ĐÀM FEDS 07: “TĂNG TRƯỞNG XANH: CƠ HỘI ĐỘT PHÁ VÀ HƯỚNG ĐI CHO VIỆT NAM”

content:

    Với mục tiêu lan tỏa tri thức và tạo dựng môi trường trao đổi khoa học, khoa Tài chính – Ngân hàng, Học viện Chính sách và Phát triển chủ trì tổ chức chuỗi tọa đàm khoa học Finance and Economics Discussion Series FEDS thường kỳ. Tiếp nối sự thành công của các số trước đó, FEDS số 07 đã được tổ chức vào ngày 28/8/2024 với chủ đề “"Tăng trưởng xanh: Cơ hội đột phá và hướng đi cho Việt Nam". Diễn giả chính của toạ đàm là Ông Nguyễn Bá Hùng, Chuyên gia Kinh tế trưởng tại Việt Nam, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).

Toàn cảnh buổi tọa đàm

    Phát biểu đề dẫn tại Tọa đàm, TS. Nguyễn Thế Vinh, phó giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển cho biết tăng trưởng xanh được xác định là xu hướng tất yếu trong chính sách phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới. Các quốc gia đã có những bước tiến lớn trong việc xây dựng hệ thống cơ sở pháp lý, chiến lược, lộ trình, cũng như triển khai tiến tới tăng trưởng xanh. Việt Nam cũng đã có những bước tiến trong việc xây dựng động lực thúc đẩy tăng trưởng xanh nhờ ban hành các chiến lược, chính sách quan trọng cùng với các cam kết mạnh mẽ trên thương trường thế giới. Tuy nhiên, thực tế cho thấy dù với đà tăng trưởng mạnh mẽ, nền kinh tế xanh của Việt Nam vẫn còn đang trong thời kì sơ khai, tồn tại nhiều thách thức mà chính phủ và nhà nước cần quan tâm, xem xét, và tìm phương hướng giải quyết.

TS. Nguyễn Thế Vinh, Phó Giám đốc Học viện phát biểu đề dẫn tọa đàm

    Tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Bá Hùng đã trình bày bức tranh tổng quan về tình hình tăng trưởng xanh trên thế giới, thực tiễn tình hình thực hiện tại Việt Nam, cũng như các cơ hội đột phá và hướng đi cho Việt Nam trong thời gian tới. Theo đó, ông Hùng cho rằng có sự chuyển dịch giữa các quốc gia về tăng trưởng xanh do khác biệt chính sách trong thời gian vừa qua, vì vậy để tăng trưởng xanh phát huy hiệu quả cần có sự điều phối ở quy mô toàn cầu. Ông Hùng cũng cho rằng cách thức tiếp cận với tăng trưởng xanh cần có sự dịch chuyển để đáp ứng nhu cầu trong thời kỳ mới theo hướng đối phó với thất bại của thị trường.

Ông Nguyễn Bá Hùng trao đổi về cách tiếp cận tăng trưởng xanh trên thế giới

    Trong bối cảnh đó, Việt Nam với vị trí địa lý thuận lợi và nguồn nhân lực dồi dào, đang sở hữu nhiều cơ hội để phát triển theo mô hình tăng trưởng xanh. Tuy nhiên, trên thực tế, Việt Nam cũng đối mặt với nhiều thách thức lớn trong tiến trình thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh như mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, hạn chế về nhận thức và nguồn lực, khung pháp lý và thể chế còn hạn chế và chưa đồng bộ, tăng trưởng xanh đi kèm với công nghệ và đổi mới, cần chi phí đầu tư ban đầu cao.

Ông Nguyễn Bá Hùng bình luận và phân tích về tăng trưởng xanh tại Việt Nam

    Từ đó, ông Hùng đề xuất một số biện pháp ưu tiên đặc thù cho Việt Nam trong tiến trình thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh, bao gồm: (i) Hoàn thiện khung pháp lý về kinh tế xanh và tài chính xanh, (ii) Xác định mục tiêu định lượng cụ thể phù hợp với cam kết quốc tế của Việt Nam, tạo động lực cho tăng trưởng xanh, (iii) Chủ động tiếp cận các nguồn vốn quốc tế thông qua hợp tác song phương và các tổ chức tài chính quốc tế để thu hút nguồn vốn, (iv) Đẩy nhanh tiến độ thực hiện xác nhận chứng chỉ carbon, hình thành thị trường carbon trong nước và kết nối với thị trường carbon quốc tế, và (v) Chính phủ có thể có những bước đi tiên phong trong việc phát hành trái phiếu xanh, trên cơ sở hệ thống quản lý chi ngân sách cho các hạng mục xanh.

Tọa đàm nhận được sự chia sẻ và thảo luận sôi nổi từ các nhà nghiên cứu

    Tọa đàm nhận được sự tham dự từ các phòng ban chức năng và các khoa/viện chuyên môn trong học viện như Phòng quản lý KH&HT, khoa Tài chính – Ngân hàng, khoa Kinh tế, khoa Quản trị Kinh doanh, khoa Kinh tế phát triển, khoa Kinh tế số, viện Đào tạo Quốc tế. Tọa đàm cũng nhận được sự trao đổi tích cực từ các chuyên gia, các nhà nghiên cứu khoa học ngoài học viện đến từ Vụ Pháp chế, Vụ Tài chính tiền tệ, Vụ Phát triển hạ tầng đô thị, Cục kinh tế hợp tác - Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Học viện Tài chính, Viện Hàn Lâm Khoa học công nghệ. Đồng thời, tọa đàm cũng nhận được sự quan tâm của các cơ quan truyền thông, báo chí như Báo Đầu tư, Tạp chí điện tử VnEconomy.

TS. Nguyễn Thế Vinh – PGĐ Học viện trao quà lưu niệm cho diễn giả

Khoa Tài chính – Ngân hàng và Chương trình thạc sĩ Kinh tế và Quản lý công Rennes đồng chủ trì tạo đàm FEDS số 07

Tài liệu tọa đàm có thể download tại đây:

Chuỗi tọa đàm khoa học Finance and Economics Discussion Series FEDS là chuỗi toạ đàm do khoa Tài chính – Ngân hàng, đánh phỏm online tổ chức thường kỳ. Một số diễn giả đã tham gia trao đổi tại Tọa đàm FEDS như: PGS, TS. Đào Văn Hùng – Nguyên thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia, Nguyên Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển; GS. Đặng Việt Anh – Giáo sư Tài chính tại Đại học Manchester, Biên tập viên của Tạp chí Tài chính và Kế toán (ABS3*), Nguyên Chủ tịch Hiệp hội Tài chính Quốc tế Việt Nam (VFAI); GS. Duncan Shaw - Chủ tịch Hiệp hội Quốc gia về Khả năng Phục hồi Xã hội, Vương Quốc Anh; TS. Nguyễn Thạc Hoát - Nguyên quyền Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Công thương, Viettinbank; GS. Jean-Michel Josselin – Giáo sư Kinh tế, Đại học Rennes, chuyên gia tư vấn cao cấp cho Tổng Thư ký Văn phòng Thủ tướng Pháp về đầu tư công giai đoạn 2019 – 2023; Ông Nguyễn Bá Hùng, Chuyên gia Kinh tế trưởng tại Việt Nam, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).

Tọa đàm FEDS tạo điều kiện chia sẻ và trao đổi các vấn đề nghiên cứu có tính mới, cấp thiết, tiệm cận chuẩn mực quốc tế; gắn kết các nhà nghiên cứu khoa học và các nhà hoạch định chính sách; giúp nâng cao năng lực nghiên cứu và tư vấn chính sách.

Một số hình ảnh của tọa đàm FEDS số 07:

          

Nguồn: Khoa Tài chính – Ngân hàng