null Giới thiệu chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh

content:

NGÀNH ĐÀO TẠO          : Ngôn ngữ Anh

MÃ SỐ                               : 7220201

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO    : Đại học

CHUYÊN NGÀNH          : Tiếng Anh kinh tế và kinh doanh

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo trình độ cử nhân ngành Ngôn ngữ Anh chuyên ngành Tiếng Anh kinh tế và kinh doanh có đủ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong nghề nghiệp và sức khoẻ tốt để có thể làm việc hiệu quả trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh có sử dụng tiếng Anh, đáp ứng được yêu cầu của xã hội và của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế; có tư duy nghiên cứu độc lập; có năng lực tự học để bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn thích nghi với sự thay đổi của môi trường làm việc.

Chương trình đào tạo cũng góp phần nâng cao đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp; tinh thần vì cộng đồng xã hội; tuân thủ pháp luật và tinh thần học tập suốt đời cho sinh viên.

1.2.  Mục tiêu cụ thể

+ PO 1: Đào tạo cử nhân có kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội, quản lý, quản trị, có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe tốt và có trách nghiệm xã hội;.

+ PO 2: Sử dụng tiếng Anh thành thạo với các kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết), biên dịch, phiên dịch, đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành kinh tế và quản trị kinh doanh; 

+ PO 3: Đào tạo kiến thức nền tảng về kinh tế và kinh doanh và cung cấp cho người học khái niệm và một số kiến thức cơ bản về kinh tế và kinh doanh.

+ PO 4: Đào tạo nguồn nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức, có sức khỏe, trách nhiệm nghề nghiệp, có kỹ năng tư duy phản biện, sáng tạo, có khả năng làm việc độc lập và theo nhóm, biết cách phát hiện và giải quyết vấn đề, học tập và làm việc tốt trong môi trường có sử dụng ngoại ngữ là tiếng Anh, có năng lực tổ chức, quản lý các hoạt động liên quan đến chuyên môn, tích cực vận dụng kiến thức chuyên môn trong công việc.

1.3. Trình độ ngoại ngữ và tin học

Đạt trình độ cử nhân Ngôn ngữ Anh chuyên ngành Tiếng Anh kinh tế và kinh doanh đáp ứng chuẩn đầu ra Ngoại ngữ và Tin học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 

-  Có trình độ tiếng Anh tương đương bậc 5/6 theo Khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.  Sử dụng tốt tiếng Anh với những kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong nghiên cứu, giao tiếp và soạn thảo báo cáo. 

- Đạt trình độ tin học: Chứng chỉ tin học quốc tế IC3 (Internet and Computing Core  Certification),  ICDL  (International  Computer  Driving  Licence)  hoặc  MOS (Microsoft Office Specialist); sử dụng Tin học một cách thành thạo để giải quyết vấn đề hiệu quả trong thực tiễn, đặc biệt là sử dụng các công cụ phân tích, xử lý dữ liệu ở mức độ chuyên sâu.

1.4.  Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

+ Có đủ điều kiện và khả năng tự nghiên cứu, phát triển trình độ kiến thức và tham gia đào tạo ở bậc sau đại học tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.

+ Bảo đảm việc liên thông khối kiến thức Ngôn ngữ Anh chuyên ngành Tiếng Anh kinh tế và kinh doanh với các cơ sở đào tạo khác ở Việt Nam và quốc tế.

+ Độc lập thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học, sản phẩm liên quan đến ngôn ngữ, kinh tế và kinh doanh.

+ Cơ hội việc làm: đảm nhận các công việc trong khu vực Nhà nước, tư nhân và các tổ chức khác tại các vị trí như: biên dịch, phiên dịch viên, nhân viên kinh doanh, nhân viên tư vấn, giáo viên tiếng Anh,…

2. Chuẩn đầu ra:

2.1. Chuẩn đầu ra CTĐT

2.1.1. Chuẩn về kiến thức

a)  Chuẩn đầu ra chung của Học viện

PLO 1.1: Nắm vững được phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin; hiểu về thể chế nhà nước, quy trình và tác động của chính sách, vận dụng vào giải quyết vấn đề thực tiễn trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

PLO 1.2: Hiểu và vận dụng tốt các quy luật của kinh tế thị trường, ứng dụng công cụ toán, thống kê và kinh tế học vào thực tiễn để giải quyết vấn đề kinh tế - xã hội, đưa ra các quyết định kinh doanh thích ứng với sự thay đổi, phát triển của kinh tế thế giới.

b) Chuẩn đầu ra chung của ngành

PLO 1.3: Vận dụng kiến thức về ngôn ngữ, văn hóa Anh nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng trong thực tế. 

PLO 1.4: Có khả năng sử dụng ngôn ngữ (Tiếng Việt, Tiếng Anh) chính xác và linh hoạt ở trình độ cao.

c) Chuẩn đầu ra chuyên ngành

PLO 1.5:  Áp dụng và phát triển kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ Anh vào thực tế.

PLO 1.6:  Định danh và áp dụng kiến thức về biên, phiên dịch Anh-Việt, Việt-Anh.

PLO 1.7:  Xây dựng tư duy vận dụng những kiến thức về ngôn ngữ học và giao tiếp kinh doanh trong môi trường liên văn hóa nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

2.1.2. Chuẩn về kỹ năng

PLO 2.1:  Kỹ năng vận dụng kiến thức cơ bản về kinh tế và kinh doanh trong giao tiếp, khả năng thuyết trình, phân tích và giải quyết nhanh vấn đề hiệu quả trong lĩnh vực chuyên môn sử dụng tiếng Anh.

PLO 2.2:  Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc.

2.1.3. Chuẩn năng lực tự chủ & trách nhiệm nghề nghiệp

PLO 3.1:  Thái độ, tác phong làm việc chuyên nghiệp và khả năng học tập suốt đời để phát triển năng lực cá nhân.

PLO 3.2: Năng lực làm việc độc lập và tinh thần chịu trách nhiệm cá nhân đối với hoạt động chuyên môn.

2.2. Tiêu chí đánh giá (Ma trận PI)

3.  Ma trận liên kết giữa mục tiêu và CĐR của CTĐT

4.2. Ma trận đóng góp của học phần vào mức độ đạt được chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

Ghi chú: Các mức độ của thang Bloom:

(1)  Nhớ; (2) Hiểu; (3) Vận dụng; (4) Phân tích; (5) Đánh giá; (6) Sáng tạo

5. Thời gian đào tạo:  3,5 – 4 năm

6. Khối lượng kiến thức toàn khoá:  128 tín chỉ

7. Đối tượng tuyển sinh:  Theo quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tuyển sinh đại học hệ chính quy.

8. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp: Đào tạo theo hệ thống tín chỉ, tích lũy đủ số tín chỉ theo quy định của Chương trình đào  tạo  và  Quy  chế  đào  tạo  đại  học  hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy định của Học viện.

9. Thang điểm:  Thang điểm 10 kết hợp với thang điểm 4 và điểm chữ.

10.  Cấu trúc kiến thức của Chương trình đào tạo

11.  Nội dung chương trình đào tạo

12.  Đối sánh CTĐT khác

C: Học phần có nội dung gần

X: Học phần có nội dung tương thích

13.  Hướng dẫn thực hiện

-  Kế hoạch đào tạo chuẩn của chương trình đào tạo là 04 năm, mỗi năm có 02 học kỳ chính, phương thức tổ chức đào tạo theo tín chỉ.

-  Căn cứ kế hoạch đào tạo chuẩn, Học viện đăng ký mặc định thời khóa biểu từng học kỳ chính cho sinh viên, trừ học kỳ đầu tiên các học kỳ kế tiếp sinh viên được điều chỉnh đăng ký số tín chỉ/học phần tăng lên hoặc giảm đi theo quy định.

-  Sinh viên có thể học vượt để tốt nghiệp sớm so với kế hoạch đào tạo chuẩn hoặc tốt nghiệp muộn nhưng không quá thời gian đào tạo tối đa theo quy định.

- Khi sinh viên hoàn thành trình độ năm thứ nhất, nếu đạt các điều kiện theo yêu cầu của Quy định sinh viên đại học hệ chính quy học cùng lúc hai chương trình đào tạo tại Học viện Chính sách và Phát triển sinh viên có thể được đăng ký học cùng lúc hai chương trình vào bất kỳ chương trình/ngành của Học viện.

-  Khối lượng kiến thức, phương pháp dạy và học, cách đánh giá học phần, nội dung cần đạt được chuẩn đầu ra (CLO) của từng học phần được mô tả, quy định trong đề cương chi tiết mỗi học phần.